Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Kinh nghiệm giảm nhập siêu từ... “hàng xóm”
Sự phát triển xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc của Malaysia, Thái Lan, Philippines là do họ đã chiếm được những vị trí nhất định trong các chuỗi giá trị gia tăng của Trung Quốc và góp phần đáng kể trong các sản phẩm "made in China"


Từ nhiều năm nay Việt Nam đã liên tục nhập siêu, ngoại trừ biệt lệ vào năm 1992. Yếu tố chính dẫn đến quy mô nhập siêu lớn như hiện nay là thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, nước này đã giảm nhập siêu theo hướng có lợi cho họ, và các quốc gia ASEAN cũng đang làm mọi cách để giảm nhập siêu từ chính Trung Quốc. Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo để giải bài toán nhập siêu.


 



 


Trung Quốc quyết định "rổ nhập siêu" của Việt Nam


 


Các số liệu thống kê cho thấy, trong thập kỷ 1990, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã tăng vọt 69,9%/năm, từ gần như con số 0 tăng lên 1,534 tỉ đô la Mỹ và lọt vào tốp 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất (xếp sau ASEAN, Nhật và EU), còn nhập khẩu tuy cũng tăng cao đáng kể (77,2%/năm) nhưng cũng chỉ mới đạt 1,401 tỉ đô la Mỹ. Do đó, bình quân mỗi năm Việt Nam vẫn xuất siêu sang Trung Quốc 51 triệu đô la Mỹ.


 


Tuy nhiên, chín năm trở lại đây tình hình đã xoay theo chiều hướng ngược lại. Bởi lẽ, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tăng rất mạnh 31,5%/năm, đạt 16,441 tỉ đô la Mỹ, thì xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã giảm chỉ còn 8,5%/năm, đạt 4,909 tỉ đô la Mỹ. Đáng chú ý, Trung Quốc là một trong số rất ít thị trường xuất, nhập khẩu của Việt Nam phát triển theo hướng này bởi xuất khẩu ra thị trường thế giới của Việt Nam vẫn tăng 16,5%/năm, còn nhập khẩu cũng chỉ tăng 18,1%/năm.


 


Từ chỗ là thị trường xuất siêu, Trung Quốc không những đã trở thành thị trường giữ vai trò quan trọng, mà còn quyết định cả "rổ hàng hóa nhập siêu" của Việt Nam trong những năm gần đây.


 



 


Cụ thể, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc năm 2005 chỉ mới là 2,672 tỉ đô la Mỹ, chiếm 61,9% tổng kim ngạch nhập siêu của nước ta, thì năm 2009 đã tăng lên tương ứng là 11,532 tỉ đô la Mỹ và 89,7%. Nếu hạn chế được nhập siêu từ thị trường trung Quốc, Việt Nam sẽ cơ bản giải được bài toán nhập siêu.


 


Sự chuyển hướng của Trung Quốc


 


Để đoạt được "ngôi hậu" trong xuất khẩu hàng hóa thế giới trong năm 2009, Trung Quốc đã chuyển hướng chiến lược "từ Tây sang Đông" trong nhập khẩu, còn xuất khẩu thì theo chiều ngược lại, chuyển hướng chiến lược "từ Đông sang Tây", tức là đều theo chiều ngược lại với những gì đã diễn ra đối với thị trường nước ta.


 


Cụ thể, các số liệu thống kê của các định chế tài chính quốc tế và Trung Quốc đều cho thấy, nếu như xuất khẩu sang thị trường châu Á trong thập kỷ 1990 của Trung Quốc chỉ tăng bình quân 11,75%/năm, chín năm gần đây là 21,13%/năm, thì đối với các khu vực thị trường còn lại, nhịp tăng tương ứng đều vượt trội với 19,85%/năm và 27,33%/năm.


 


Chính vì vậy, nếu như có tới 68,3% trong tổng số 62,1 tỉ đô la Mỹ hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào đầu thập kỷ 1990 là sang thị trường châu Á, thì cuối thập kỷ vừa qua tỷ trọng của thị trường này đã giảm xuống chỉ còn 51,7% và năm 2009 tiếp tục giảm còn 41,8%.


Trong khi đó, hai con số tương ứng của các thị trường còn lại vào năm 2000 là 48,3% và năm 2009 tăng lên 58,2%. Chắc chắn việc điều chỉnh chiến lược thị trường xuất khẩu của Trung Quốc là xuất phát từ việc nhịp độ tăng xuất khẩu "thời hậu WTO" tăng đột biến so với trước đó nên cả khu vực châu Á cũng đã trở nên quá chật hẹp so với khối lượng hàng hóa khổng lồ trị giá gần 1.429 tỉ đô la Mỹ của Trung Quốc.


 


Thế nhưng, điều đó sẽ không đúng đối với thị trường nhập khẩu hàng hóa. Bởi lẽ, trong điều kiện hiện nay, các khu vực thị trường ngoài châu Á chắc chắn cũng rất muốn đáp ứng nhu cầu nhập khẩu tăng vọt của Trung Quốc.


 


Mặc dù vậy, trên thực tế, trong khi đẩy nhịp độ tăng nhập khẩu từ khu vực thị trường châu Á trong thập kỷ 1990 lên 17,48%/năm, còn chín năm gần đây tăng lên 22,33%/năm, thì hai con số tương ứng của các khu vực thị trường còn lại chỉ là 13,26%/năm và 17,60%/năm.


 


Cũng chính vì vậy, tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ khu vực thị trường châu Á trong 19 năm qua của Trung Quốc đã tăng từ 48,6% lên 57,5%, trong khi của các khu vực thị trường ngoài châu Á đã giảm từ 51,4% xuống còn 42,5%.


 


Tất cả những điều nói trên cho thấy, từ chỗ là khu vực thị trường nhập siêu của Trung Quốc, châu Á đã trở thành thị trường xuất siêu sang Trung Quốc, và ngược lại, các khu vực thị trường ngoài châu Á từ chỗ là khu vực thị trường xuất siêu sang Trung Quốc đã trở thành khu vực thị trường nhập siêu từ Trung Quốc. Chỉ có điều những gì đang xảy ra trong quan hệ ngoại thương của chúng ta với thị trường Trung Quốc lại trái với chiều hướng của thị trường châu Á so với "người khổng lồ" này.


 


Bài học từ các nước ASEAN


 


Ba quốc gia ASEAN gồm Malaysia, Thái Lan và Philippines đã nỗ lực vươn lên để thay thế các quốc gia ngoài châu Á trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất vào Trung Quốc những năm gần đây. Trong đó, Malaysia sớm thâm nhập thị trường Trung Quốc từ đầu thập kỷ 1990 với kim ngạch xuất khẩu 852 triệu đô la Mỹ và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này (thập kỷ 1990 tăng bình quân 20,46%/năm, trong khi xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung chỉ tăng 12,80%/năm), cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2008 đã đạt 34,644 tỉ đô la Mỹ, chiếm 17,36% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của Malaysia.


 


Tương tự, Thái Lan tuy cũng thâm nhập thị trường Trung Quốc sớm và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu nhưng với xuất phát điểm chỉ là 386 triệu đô la Mỹ, cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của Thái Lan chỉ đứng thứ ba với 23,245 tỉ đô la Mỹ, chiếm 13,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.


 


Khác với hai quốc gia nói trên, từ xuất phát điểm chỉ là 90 triệu đô la Mỹ năm 1990, gần hai thập kỷ vừa qua Philippines đã dồn mọi sức lực để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Nếu như nhịp độ tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thập kỷ 1990 chỉ mới cao gấp đôi so với nhịp độ tăng xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung (33,98%/năm so với 16,65%/năm), thì tám năm gần đây các tỷ lệ này là 39%/năm và 3,6%/năm. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu của Philippines chỉ riêng sang thị trường Trung Quốc đã đạt 23,363 tỉ đô la Mỹ, chiếm tới 47,66% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.


 


Có thể khẳng định, để tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cả ba quốc gia ASEAN nói trên không thể trông chờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn rất hạn chế của mình, thay vào đó là dựa trên cơ sở phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm cung cấp các nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng cho thị trường Trung Quốc.


 


Nói cách khác, sự phát triển xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc của Malaysia, Thái Lan, Philippines là do họ đã chiếm được những vị trí nhất định trong các chuỗi giá trị gia tăng của Trung Quốc và góp phần đáng kể trong các sản phẩm "made in China". Có lẽ đây là bài học mà Việt Nam rất cần tham khảo trong việc "giải bài toán" nhập siêu vốn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, trong đó chủ yếu là nhập siêu từ Trung Quốc.


 


Theo Tuanvietnamnet


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)
    Quảng Bình lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm 11 ngư dân mất tích (06-05-2024)
    Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam (06-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Lúng túng với giảm nhập siêu (05-09-2010)
    Ẩn số luồng tiền vay, ủy thác (05-09-2010)
    “Con đường đau khổ” và sức ép cơ quan công quyền (05-09-2010)
    Mười năm tới, kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn đang học việc (05-09-2010)
    Bỏ quán tính của thời chiến trong ra quyết sách (05-09-2010)
    Văn hóa hay sự phô trương núp danh truyền thống? (05-09-2010)
    Nhà nước không thể mãi bao biện, làm thay (05-09-2010)
    Thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và và nguy cơ lệ thuộc (05-09-2010)
    Đập thủy điện Mêkông và nỗi lo tác động kép (05-09-2010)
    Thủ tướng: Tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp (29-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153073658.